TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI
VIỆN PHÁP LUẬT KINH TẾ
BỘ MÔN PHÁP LUẬT CƠ SỞ
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Hệ đào tạo: Đại học chính quy
Ngành: Tài chính – Ngân hàng, Kế toán – Kiểm toán, Quản trị kinh doanh,
Kinh doanh thương mại, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh
- Thông tin chung về học phần
– Tên học phần: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
– Số tín chỉ: 2
Hoạt động trên lớp | Hoạt động khác
(tự học, nghiên cứu, trải nghiệm, kiểm tra, đánh giá…) |
||
Lí thuyết
(LT) |
Bài tập, Thảo luận, Thực hành
(BT, TL, ThH) |
Kiểm tra
TKT) |
|
18 | 20 | 2 | 60 tiết |
40 tiết
Bao gồm: 40 tiết trực tiếp. |
(01 giờ chuẩn = 1 tiết LT, KT hoặc 2 tiết Bài tập, Thực hành, Thảo luận trên lớp)
– Khoa, Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn Pháp luật cơ sở
– Giảng viên phụ trách học phần (dự kiến):
1) Họ và tên: ThS. Vũ Thị Toán
Chức danh: Giảng viên chính
Thông tin liên hệ: ĐT: 0904336880; Email: vuthitoan191956@gmail.com
2) Họ và tên: TS. Phạm Minh Chiêu
Chức danh: Giảng viên
Thông tin liên hệ: ĐT: 0903297582; Email: chieuphamcshs@gmail.com
3) Họ và tên: ThS. Nguyễn Thị Thu Hương
Chức danh: Giảng viên
Thông tin liên hệ: ĐT: 0984684536; Email: huong.k31.dhluat@gmail.com
- Các học phần tiên quyết
Các học phần tiên quyết: Triết học Mác – Lê nin (DCB.03.11)
- Mục tiêu của học phần:
3.1 Mục tiêu chung:
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật: nguồn gốc, bản chất nhà nước, pháp luật; những quy luật đặc thù của sự xuất hiện, tồn tại của nhà nước và pháp luật; đồng thời cung cấp những kiến thức khái quát cơ bản nhất về hệ thống pháp luật Việt Nam và một số ngành luật cụ thể, giúp sinh viên hiểu biết hơn về pháp luật để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
3.2 Mục tiêu cụ thể
- a) Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật và một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- b) Về kỹ năng: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tự học, tư duy độc lập trong phân tích và giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về chính trị – xã hội, pháp luật; có kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm để xử lý các bài tập cũng như những tình huống thực tế; hình thành kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện nếp sống tuân thủ hiến pháp và pháp luật.
- c) Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Giúp sinh viên có ý thức nâng cao hiểu biết về pháp luật và thực hiện pháp luật; chấp hành nghiêm túc quy định, nội quy quy chế của trường lớp, địa phương. Tuyên truyền giáo dục người dân sống theo Hiến pháp và pháp luật.
- Chuẩn đầu ra của học phần
4.1. Về kiến thức
CLO1.1: Trình bày được các kiến thức cơ bản về nhà nước như nguồn gốc ra đời, bản chất, đặc điểm, chức năng, kiểu nhà nước, hình thức nhà nước.
CLO1.2: Giải thích được cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
CLO1.3: Trình bày được những vấn đề lý luận chung về pháp luật như: nguồn gốc của pháp luật, hình thức pháp luật, quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
CLO1.4: Phân tích được một số nội dung cơ bản của một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam như đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, nguồn luật và các chế định cơ bản.
4.2. Về kỹ năng
CLO2.1: Phân tích được cấu trúc của các quy phạm pháp luật và đánh giá được các tình huống pháp lý cơ bản.
CLO2.2: Vận dụng những quy định của pháp luật vào giải quyết tình huống thực tế.
4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
CLO3.1: Có ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức và có trách nhiệm công dân.
Ghi chú: CLO = Course Learning Outcomes = Chuẩn đầu ra của học phần.
- Ma trận mức độ đóng góp của CĐR học phần (CLO) vào CĐR của CTĐT (PLO/PIs)
PLO
PIs CLOs |
PLO1.3 | |
PI 1.3-1 | ||
1 | CLO1.1: Giải thích được khái niệm cơ bản về nhà nước như nguồn gốc ra đời, bản chất, đặc điểm, chức năng, kiểu nhà nước, hình thức nhà nước. | |
2 | CLO1.2: Giải thích được cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. | |
3 | CLO1.3: : Giải thích được khái niệm cơ bản về pháp luật như: nguồn gốc của pháp luật, hình thức pháp luật, quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. | M |
4 | CLO1.4: Phân tích được một số nội dung cơ bản của một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam như đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, nguồn luật và các chế định cơ bản. | M |
5 | CLO2.1: Phân tích được cấu trúc của các quy phạm pháp luật và đánh giá được các tình huống pháp lý cơ bản. | M |
6 | CLO2.2: Vận dụng những quy định của pháp luật vào giải quyết tình huống thực tế. | M |
7 | CLO3.1: Có ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức và có trách nhiệm công dân. | M |
Tổng hợp toàn bộ học phần | M |
- Ghi chú:
– Mức độ đóng góp của CLO và PLO được xác định cụ thể như sau:
- L (Low) – CLO có đóng góp ít vào PLO
- M (Medium) – CLO có đóng góp vừa vào PLO
- H (High) – CLO có đóng góp nhiều vào PLO
– Các mức độ L, M, H phụ thuộc vào mức hỗ trợ của CLO đối với PLO ở mức bắt đầu (mức L) hoặc mức nâng cao hơn mức bắt đầu, có nhiều cơ hội được thực hành, thí nghiệm, thực tế (mức M) hay mức thuần thục, thành thạo (mức H).
- Nhiệm vụ của sinh viên
– Tham dự giờ lên lớp: Tối thiểu 80% số tiết học trên lớp, trong phòng thực hành có sự giảng dạy, hướng dẫn trực tiếp của giáo viên;
– Bài tập, thảo luận:
+ Đọc tài liệu, chuẩn bị và tham gia thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên;
+ Thực hiện đầy đủ các bài tập được giao;
– Làm bài kiểm tra định kỳ;
– Tham gia thi kết thúc học phần.
- Tài liệu học tập:
7.1. Giáo trình chính:
[1]. TS.Trương Hồng Hải (chủ biên) – Pháp luật đại cương – NXB Thống Kê, 20137.2. Tài liệu tham khảo:
* Sách
[1]. Giáo trình Pháp luật đại cương, Học viện Tài chính – NXB Tài chính, 2009* Văn bản quy phạm pháp luật
[1]. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1946; 1959; 1980; 1992; 2013 [2]. Bộ luật Dân sự 2015 [3]. Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 [4]. Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 [5]. Các văn bản pháp luật hướng dẫn khác- Nội dung học phần
8.1 Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Nội dung của học phần bao gồm những vấn đề cơ bản nhất, chung nhất về nhà nước và pháp luật như: Bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước và pháp luật; các khái niệm và nội dung cơ bản của pháp luật; nội dung của một số ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Các nội dung trên được trình bày trong 5 chương:
Chương 1: Lý luận chung về nhà nước. Chương này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc ra đời, bản chất, đặc điểm, chức năng, kiểu nhà nước, hình thức nhà nước; hiểu được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương 2: Lý luận chung về pháp luật. Chương này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc ra đời, bản chất, trình bày được khái niệm, đặc điểm của pháp luật; khái niệm quy phạm pháp luật; quan hệ pháp luật; khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; xác định được hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước.
Chương 3: Luật Hành chính Việt Nam. Chương này tập trung trình bày các nội dung cơ bản của Luật hành chính Việt Nam như đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, hệ thống và vai trò của Luật hành chính; cung cấp các kiến thức về quy chế pháp lý hành chính về cán bộ, công chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Chương 4: Luật Dân sự Việt Nam. Chương này cung cấp các kiến thức cơ bản về đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh; các chế định về quyền sở hữu và các nội dung về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.
Chương 5: Pháp luật kinh tế Việt Nam. Chương này cung cấp các kiến thức về đặc điểm, vai trò của Pháp luật kinh tế và các định hướng hoàn thiện Pháp luật kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
8.2 Ma trận phù hợp giữa các Chương của học phần với CĐR học phần (CLO)
STT | Chương | CLO
1.1 |
CLO
1.2 |
CLO
1.3 |
CLO
1.4 |
CLO2.1 | CLO
2.2 |
CLO3.1 |
1 | Chương 1: Lý luận chung về nhà nước | P | P | |||||
2 | Chương 2: Lý luận chung về pháp luật | P | P | P | P | |||
3 | Chương 3: Luật hành chính Việt Nam | P | P | |||||
4 | Chương 4: Luật dân sự Việt Nam | P | P | P | P | |||
5 | Chương 5: Pháp luật kinh tế | I | I | I |
- Ghi chú: I: Introduction= Giới thiệu
P: Proficient=Thuần thục, đủ
A: Advanced= Nâng cao
- Kế hoạch giảng dạy:
Bài dạy | Nội dung giảng dạy | Số tiết | |||
LT, KT | BT, TL | CLO | Nhiệm vụ của sinh viên | ||
Bài 1 | Chương 1. Lý luận chung về nhà nước
1.1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước 1.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm của nhà nước 1.1.2 Bản chất và chức năng của nhà nước 1.2 Hình thức nhà nước và chế độ chính trị của nhà nước 1.2.1 Hình thức nhà nước 1.2.2 Chế độ chính trị của nhà nước 1.3 Các kiểu nhà nước 1.3.1 Khái niệm kiểu nhà nước 1.3.2 Các kiểu nhà nước trong lịch sử |
2 tiết LT
|
1 tiết TL |
CLO1.1 CLO1.2
|
Nghiên cứu giáo trình, tài liệu và chuẩn bị câu hỏi thảo luận theo hướng dẫn của GV |
Bài 2 | Chương 1. Lý luận chung về nhà nước (Tiếp)
1.4 Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.4.1 Lịch sử hình thành (SV tự nghiên cứu) 1.4.2 Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.4.3 Chức năng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.4.4 Bộ máy của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
2 tiết LT
|
1 tiết TL |
CLO1.1 CLO1.2 |
Nghiên cứu giáo trình, tài liệu và chuẩn bị câu hỏi thảo luận theo hướng dẫn của GV |
Bài 3 | Bài tập
Kiểm tra 1 tiết bài thứ 1 |
1 tiết KT | 2 tiết BT | Nghiên cứu giáo trình, tài liệu và chuẩn bị câu hỏi thảo luận theo hướng dẫn của GV | |
Bài 4 | Chương 2. Lý luận chung về pháp luật
2.1 Khái niệm chung về pháp luật 2.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm của pháp luật 2.1.2 Bản chất và chức năng của pháp luật 2.1.3 Chức năng và vai trò của pháp luật |
2 tiết LT
|
1 tiết TL | CLO1.3
CLO2.1 CLO2.2 CLO3.1 |
Nghiên cứu giáo trình, tài liệu và chuẩn bị câu hỏi thảo luận theo hướng dẫn của GV |
Bài 5 | Chương 2. Lý luận chung về pháp luật (Tiếp)
2.1.4 Kiểu pháp luật 2.1.4.1 Khái niệm kiểu pháp luật 2.1.4.2 Các kiểu pháp luật trong lịch sử |
2 tiết LT
|
1 tiết TL |
CLO1.3
CLO2.1 CLO2.2 CLO3.1 |
Nghiên cứu giáo trình, tài liệu và chuẩn bị câu hỏi thảo luận theo hướng dẫn của GV |
Bài 6 | Chương 2. Lý luận chung về pháp luật (Tiếp)
2.2 Quy phạm pháp luật 2.2.1 Khái niệm, đặc điểm của quy phạm pháp luật 2.2.2 Câu trúc của quy phạm pháp luật 2.2.3 Phân loại quy phạm pháp luật 2.3 Quan hệ pháp luật 2.3.1 Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật 2.3.2 Các yếu tố của quan hệ pháp luật 2.3.3 Các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật |
2 tiết LT
|
1 tiết TL |
CLO1.3 CLO2.1 CLO2.2 CLO3.1 |
Nghiên cứu giáo trình, tài liệu và chuẩn bị câu hỏi thảo luận theo hướng dẫn của GV |
Bài 7 | Chương 2. Lý luận chung về pháp luật (Tiếp)
2.4 Hệ thống pháp luật 2.4.1 Khái niệm, đặc điểm của hệ thống pháp luật 2.4.2 Hệ thống cấu trúc của pháp luật 2.4.3 Hình thức pháp luật |
2 tiết LT
|
1 tiết TL |
|
Nghiên cứu giáo trình, tài liệu và chuẩn bị câu hỏi thảo luận theo hướng dẫn của GV |
Bài 8 | Chương 2. Lý luận chung về pháp luật (Tiếp)
2.5 Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý 2.5.1 Thực hiện pháp luật 2.5.2 Vi phạm pháp luật 2.5.3 Trách nhiệm pháp lý |
2 tiết LT
|
1 tiết BT | CLO1.3
CLO2.1 CLO2.2 CLO3.1 |
Nghiên cứu giáo trình, tài liệu và chuẩn bị câu hỏi thảo luận theo hướng dẫn của GV |
Bài 9 | Bài tập
Kiểm tra 1 tiết bài thứ 2
|
2 tiết BT
|
1 tiết KT | Nghiên cứu giáo trình, tài liệu và chuẩn bị câu hỏi thảo luận theo hướng dẫn của GV | |
Bài 10 | Chương 3: Luật hành chính Việt Nam
3.1 Khái niệm Luật hành chính Việt Nam 3.1.1 Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính Việt Nam 3.1.2 Hệ thống và vai trò của luật hành chính Việt Nam 3.2 Quy chế pháp lý hành chính về cán bộ, công chức 3.2.1 Khái niệm cán bộ công chức 3.2.2 Hoạt động công vụ của cán bộ công chức 3.2.3 Quản lý cán bộ công chức 3.2.4 Khen thưởng và xử lý vi phạm
|
2 tiết LT
|
1 tiết TL
|
CLO1.4
CLO3.1 |
Nghiên cứu giáo trình, tài liệu và chuẩn bị câu hỏi thảo luận theo hướng dẫn của GV |
Bài 11 | Chương 3: Luật hành chính Việt Nam (Tiếp)
3.3 Quản lý hành chính nhà nước 3.3.1 Khái niệm quản lý hành chính nhà nước và các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước 3.3.2 Hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước 3.3.3 Thủ tục hành chính nhà nước |
2 tiết LT
|
1 tiết TL |
Nghiên cứu giáo trình, tài liệu và chuẩn bị câu hỏi thảo luận theo hướng dẫn của GV | |
Bài 12 | Chương 4. Luật dân sự Việt Nam
4.1 Khái niệm Luật dân sự 4.1.1 Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự 4.1.2 Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự 4.2 Quyền sở hữu 4.2.1 Khái niệm quyền sở hữu 4.2.2 Nội dung quyền sở hữu 4.2.3 Hình thức sở hữu 4.3 Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 4.3.1 Nghĩa vụ dân sự 4.3.2 Hợp đồng dân sự
|
2 tiết LT
|
1 tiết TL |
CLO1.4
CLO2.1 CLO2.2 CLO3.1 |
Nghiên cứu giáo trình, tài liệu và chuẩn bị câu hỏi thảo luận theo hướng dẫn của GV |
Bài 13 | Chương 5: Pháp luật kinh tế Việt Nam
5.1 Khái niệm pháp luật kinh tế 5.2 Các nội dung chủ yếu của pháp luật kinh tế Tổng kết học phần |
2 tiết LT
1 tiết TKHP
|
1 tiết TL | CLO1.4
CLO2.1 CLO3.1 |
Nghiên cứu giáo trình, tài liệu và chuẩn bị câu hỏi thảo luận theo hướng dẫn của GV |
- Phương pháp dạy học
10.1 Các phương pháp dạy học được sử dụng
STT | Phương pháp dạy học | Lựa chọn |
1 | Phương pháp chung là thuyết trình kết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học tích cực sau đây: | x |
2 | Phương pháp dạy học nêu vấn đề | x |
3 | Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (case study) | x |
4 | Phương pháp dạy học nhóm | x |
5 | Phương pháp dạy học dự án | |
6 | Dạy học thực hành (phương pháp luyện tập) | x |
7 | Dạy học trải nghiệm: Kiến tập, thực tập doanh nghiệp, cơ quan nhà nước | |
8 | Hướng dẫn tự học | x |
10.2 Ma trận phù hợp giữa phương pháp dạy học với CLO
STT | Phương pháp dạy học | CLO 1.1 | CLO
1.2 |
CLO
1.3 |
CLO
1.4 |
CLO 2.1 | CLO
2.2 |
CLO 3.1 |
1 | Phương pháp chung là thuyết trình kết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học tích cực sau đây: | x | x | x | x | x | x | x |
2 | Phương pháp dạy học nêu vấn đề | x | x | x | x | x | x | |
3 | Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (case study) | x | x | |||||
4 | Phương pháp dạy học nhóm | x | x | |||||
5 | Dạy học thực hành (phương pháp luyện tập) | x | x | x | ||||
6 | Hướng dẫn tự học | x | x | x | x | x | x | x |
- Đánh giá kết quả học tập
11.1. Phương pháp, hình thức đánh giá
11.1.1 Các phương pháp đánh giá
1) Đánh giá chuyên cần (Tham gia học trên lớp; ý thức, thái độ, chất lượng tham gia các hoạt động học tập)
2) Đánh giá kiến thức, kỹ năng:
- a) Vấn đáp: Theo câu hỏi, theo bài tập lớn.
- b) Viết: Tự luận, trắc nghiệm, bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp.
11.1.2 Các hình thức đánh giá
- a) Đánh giá thường xuyên (chuyên cần, thảo luận, báo cáo bài tập lớn)
- b) Đánh giá định kỳ (2 bài kiểm tra 01 tiết)
- c) Đánh giá tổng kết: Thi kết thúc học phần tự luận 60 phút.
11.2 Đánh giá mức độ đạt CĐR của học phần
Thành phần đánh giá | Trọng số
(%) |
Hình thức đánh giá | Công cụ đánh giá | CLO | Trọng số CLO trong thành phần đánh giá
(%) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Điểm chuyên cần | 10 | Đánh giá quá trình | Rubric | ||
02 bài kiểm tra tự luận 45 phút giữa kỳ
|
30 | Tự luận | Rubric | CLO1.1
CLO1.3
|
50%
50%
|
Bài thi hết học phần tự luận 60 phút | 60 | Tự luận | Rubric | CLO1.1
CLO1.3 CLO 2.2 |
30%
30% 40% |
11.3. Các Rubric đánh giá kết quả học tập
11.3.1 Các Rubric đánh giá bài kiểm tra tự luận trong kỳ và thi tự luận hết học phần
Tiêu chí đánh giá của từng câu hỏi trong đề thi | Mức chất lượng | Thang điểm |
– Nội dung đủ, trả lời đúng 100% câu hỏi.
– Có phân tích mở rộng (phân tích đúng hướng và đủ ý). – Có ví dụ minh họa. – Dẫn chiếu chính xác điều luật liên quan. – Trình bày rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn, súc tích, logic. – Không có lỗi về thuật ngữ chuyên môn. – Không có lỗi chính tả.
|
Mức A
(Vượt quá mong đợi) |
85 – 100 |
– Trả lời đúng 75-85% câu hỏi.
– Dẫn chiếu chính xác điều luật liên quan. – Có mở rộng, phân tích đúng hướng nhưng chưa đủ ý. – Trình bày rõ ràng, diễn đạt logic. – Mắc ít lỗi (1-2 lỗi) về thuật ngữ chuyên môn. – Còn lỗi chính tả.
|
Mức B
(Đáp ứng được mong đợi) |
70 – 84 |
– Trả lời đúng 55-70% câu hỏi.
– Không phân tích mở rộng. – Không dẫn chiếu hoặc dẫn chiếu chưa chính xác điều luật liên quan. – Trình bày không rõ ý, chưa logic. – Mắc lỗi về thuật ngữ chuyên môn (3-4 lỗi). – Còn lỗi chính tả.
|
Mức C (Đạt) |
55 – 69 |
– Trả lời sai, lạc đề, hoặc phần trả lời đúng dưới mức 55% câu hỏi.
– Không làm hết câu hỏi, bỏ nội dung hơn 55%. – Không hiểu câu hỏi. – Trình bày tối nghĩa, diễn đạt không rõ ý. – Mắc nhiều lỗi về thuật ngữ chuyên môn (5-6 lỗi). – Nhiều lỗi chính tả. |
Mức D (Đạt, song cần cải thiện) |
40 – 54 |
– Trả lời sai, lạc đề, phần trả lời đúng dưới mức 20%.
– Không làm hết câu hỏi, bỏ đến 80% nội dung. – Không hiểu câu hỏi. – Không hiểu các thuật ngữ chuyên môn cơ bản, mắc nhiều lỗi về thuật ngữ chuyên môn (trên 6 lỗi). – Trình bày tối nghĩa, diễn đạt không rõ ý. – Nhiều lỗi chính tả. |
Mức F
(Không đạt) |
Dưới 40 |
11.3.2 Rubric đánh giá chuyên cần
Tiêu chí đánh giá | Mức chất lượng | Thang điểm |
– Tham gia học tập trên lớp đạt trên 95% số tiết học
– Tham gia tích cực thảo luận trên lớp – Ý thức, thái độ học tập tốt |
Mức A
(Vượt quá mong đợi) |
85 – 10 |
– Tham gia học tập trên lớp đạt từ 90-95% số tiết học
– Có tham gia thảo luận trên lớp – Ý thức, thái độ học tập tốt |
Mức B
(Đáp ứng được mong đợi) |
70 – 84 |
– Tham gia học tập trên lớp đạt từ 85-90% số tiết học
– Ít tham gia thảo luận trên lớp – Ý thức, thái độ học tập chưa cao |
Mức C
(Đạt, song cần cải thiện) |
55 – 69 |
– Tham gia học tập trên lớp đạt từ 80-85% số tiết học
– Không tham gia thảo luận trên lớp – Ý thức, thái độ học tập không nghiêm túc
|
Mức D
(Chưa đạt) |
40 – 54 |
11.3.3 Rubric đánh giá làm việc nhóm
Tiêu chí đánh giá | Mức chất lượng | Thang điểm |
– Nội dung phân tích đầy đủ, có mở rộng
– Trình bày báo cáo mạch lạc, rõ ràng – Lập luận có căn cứ khoa học và logic vững chắc – Tương tác tốt với người nghe thuyết trình – Các câu hỏi phản biện được trả lời đầy đủ, rõ ràng và thoả đáng – Nhóm phối hợp tốt, thực sự chia sẻ và hỗ trợ nhau trong khi báo cáo và trả lời |
Mức A
(Vượt quá mong đợi) |
85 – 10 |
– Nội dung phân tích đầy đủ theo yêu cầu
– Trình bày báo cáo khá mạch lạc, rõ ràng – Lập luận có khăn cứ khoa học và logic nhưng còn một vài sai sót nhỏ – Tương tác khá tốt với người nghe thuyết trình – Trả lời đúng đa số các câu hỏi phản biện và nêu được định hướng phù hợp đối với những câu hỏi chưa trả lời được – Nhóm có phối hợp khi báo cáo và trả lời nhưng chưa tích cực |
Mức B
(Đáp ứng được mong đợi) |
65 – 84 |
– Nội dung phân tích chưa đầy đủ ý theo yêu cầu
– Trình bày báo cáo tương đối mạch lạc, rõ ràng – Lập luận có chú ý đến sử dụng căn cứ khoa học và tuân theo logic nhưng còn một vài sai sót quan trọng – Có tương tác với người nghe thuyết trình – Trả lời được đa số các câu hỏi phản biện, chưa nêu được định hướng phù hợp với những câu hỏi chưa trả lời được – Nhóm ít phối hợp trong khi báo cáo và trả lời |
Mức C
(Đạt, song cần cải thiện) |
40 – 64 |
– Nội dung phân tích chưa đầy đủ, thiếu nhiều nội dung quan trọng theo yêu cầu
– Trình bày báo cáo thiếu logic, thiếu rõ ràng – Lập luận không có căn cứ khoa học và logic – Không có tương tác với người nghe thuyết trình – Trả lời sai hoặc không trả lời được các câu hỏi phản biện, không nêu được định hướng phù hợp với câu hỏi – Không thề hiện sự kết nối, phối hợp làm việc trong nhóm |
Mức D
(Chưa đạt) |
Dưới 40 |
- Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy:
– Giảng đường: Theo bố trí của PQLĐT.
– Danh mục trang thiết bị: Micro, máy chiếu, laptop.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2023
Hiệu trưởng
PGS.TS. Phạm Ngọc Ánh |
Viện trưởng
TS. Trương Hồng Hải |
Trưởng bộ môn
|
Người soạn đề cương
|