TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BỘ MÔN TIN ỨNG DỤNG
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TIN HỌC 1
Hệ đào tạo: Đại học chính quy
Chung các ngành (không phải CNTT)
- Thông tin chung về học phần
– Tên học phần: TIN HỌC 1
(Information Technology 1)
– Mã học phần: DCB.05.11
– Số tín chỉ: 2 (50 phút/tiết)
Hoạt động trên lớp | Hoạt động khác
(tự học, nghiên cứu, trải nghiệm, kiểm tra, đánh giá…) |
||
Lí thuyết
(LT) |
Bài tập, Thảo luận, Thực hành
(BT, TL, ThH) |
Kiểm tra
TKT) |
|
20 | 18 | 2 | 60 tiết |
40 tiết
Bao gồm: 40 tiết trực tiếp. |
(01 giờ chuẩn = 1 tiết LT, KT hoặc 2 tiết Bài tập, Thực hành, Thảo luận trên lớp)-
Khoa, Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn Tin ứng dụng Khoa CNTT
– Khoa, Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn Tin ứng dụng Khoa CNTT
1) Họ và tên: ThS. Bùi Thị Thu Hiền
Chức danh: Giảng viên
Thông tin liên hệ: ĐT: 0985.22.02.87 Email:buithuhien1987@gmail.com
2) Họ và tên: TS. Bùi Đức Tiến
Chức danh: Giảng viên cao cấp
Thông tin liên hệ: ĐT: 0913.514.311 Email: tienbuiduc@gmail.com
- Các học phần tiên quyết: Không
- Mục tiêu của học phần:
3.1 Mục tiêu chung:
Trang bị cho sinh viên các kiến thức đại cương về tin học, đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
3.2 Mục tiêu cụ thể
- a) Về kiến thức
Cung cấp cho sinh viên một số kiến thức, kỹ năng cơ bản và thiết thực về Công nghệ thông tin: Mạng máy tính và Internet, phòng và chống virus, tổ chức và quản lý các tài nguyên của máy tính, sử dụng hệ điều hành và xử lý các lỗi thông thường, trình duyệt web, thư điện tử. Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kĩ năng cơ bản để khai thác, sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản, sử dụng phần mềm bảng tính điện tử, phần mềm trình chiếu.
- b) Về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên các kiến thức đại cương về tin học, đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
Trang bị cho sinh viên các kĩ năng cơ bản để khai thác, sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, phần mềm trình chiếu.
- c) Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Giúp sinh viên nhận thức được các kiến thức và kĩ năng cơ bản để khai thác, sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, phần mềm trình chiếu.
- Chuẩn đầu ra của học phần
4.1. Về kiến thức
CLO 1.1: Vận dụng kiến thức về Internet, bảo đảm an toàn thông tin và Microsoft MS Word vào công việc thực tế.
4.2. Về kỹ năng
CLO 2.1: Sử dụng thành thạo Internet, Microsoft MS Word vào công việc thực tế.
4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
CLO 3.1: Có năng lực tự chủ, khả năng định hướng, khả năng tự học để dễ thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.
Ghi chú: CLO = Course Learning Outcomes = Chuẩn đầu ra của học phần.
- Ma trận mức độ đóng góp của CĐR học phần (CLO) vào CĐR của CTĐT (PLO)
PLO
CLOs |
PLO 6 | PLO 9 | PLO 12 | |
1 | CLO 1.1: Vận dụng kiến thức về Internet, bảo đảm an toàn thông tin và MS Word vào công việc thực tế | M | ||
2 | CLO 2.1: Sử dụng thành thạo Internet, Microsoft MS Word vào công việc thực tế. | M | ||
3 | CLO 3.1: Có năng lực tự chủ, khả năng định hướng, khả năng tự học để dễ thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau. | M |
- Nhiệm vụ của sinh viên
– Tham dự giờ lên lớp: Tối thiểu 80% số tiết học trên lớp, trong phòng thực hành có sự giảng dạy, hướng dẫn trực tiếp của giáo viên;
– Bài tập, thảo luận:
+ Đọc tài liệu, chuẩn bị và tham gia thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên;
+ Thực hiện đầy đủ các bài tập được giao;
– Làm bài kiểm tra định kỳ;
– Tham gia thi kết thúc học phần.
- Tài liệu học tập:
7.1. Giáo trình chính:
[1] T.S Phùng Văn Ổn (Chủ biên), ThS. Vũ Minh Tâm, ThS. Bùi Thị Thu Hiền, ThS.Bùi Văn Công (2019), Giáo trình Tin học đại cương, Nhà XB Thống kê.7.2. Sách tham khảo:
[1]. Bùi Việt Hà (2005), Giáo trình Tin học văn phòng, Nhà XB Giáo dục.- Nội dung học phần
Học phần gồm 4 chương với nội dung vắn tắt như sau:
Chương 1. Hiểu biết về CNTT cơ bản: Sinh viên hiểu được kiến thức cơ bản về máy tính, mạng máy tính, và các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính; thực hiện được thao tác lựa chọn và cài đặt phần mềm phòng và diệt virus phù hợp.
Chương 2. Sử dụng máy tính cơ bản: Sinh viên thực hiện được các thao tác cơ bản khi làm việc với máy tính, cách quản lý được các thiết bị kết nối với máy tính, và cách xử lý các lỗi phổ biến của hệ điều hành.
Chương 3. Sử dụng Internet cơ bản: Sinh viên hiểu được các khái niệm cơ bản về Internet, vai trò của việc bảo mật thông tin trên Internet, các dạng truyền thông số; Thực hiện được các thao tác cơ bản khi khai thác thông tin và các dịch vụ trên Internet như: Sử dụng trình duyệt, thiết lập trang chủ (home page), tìm kiếm thông tin, sử dụng thư điện tử.
Chương 4. Xử lý văn bản cơ bản (Word): Sinh viên hiểu thực hiện được các thao tác cơ bản khi làm việc với một hệ soạn thảo văn bản, bao gồm: quản lý tệp văn bản, định dạng phông, định dạng đoạn, cách chèn vào tài liệu các đối tượng phi văn bản (biểu tượng, hình ảnh, hình vẽ, sơ đồ, kí kiệu toán học, bảng biểu), định dạng cột báo, định dạng trang và in ấn, trộn văn bản
8.2 Ma trận phù hợp giữa các Chương của học phần với CĐR học phần (CLO)
STT | Chương | CLO 1.1 | CLO 2.1 | CLO 3.1 |
1 | Chương 1. Hiểu biết về CNTT cơ bản | I | P | |
2 | Chương 2. Sử dụng máy tính cơ bản | I | P | |
3 | Chương 3. Sử dụng Internet cơ bản | I | P | P |
4 | Chương 4. Xử lý văn bản cơ bản (Word) | I | P | P |
- Ghi chú: I: Introduction/ Giới thiệu
P: Proficient/ Thuần thục, đủ
A: Advanced/ Nâng cao
- Kế hoạch giảng dạy:
Bài dạy | Nội dung giảng dạy | Số tiết
(LT, BT, TH) |
CLO | Nhiệm vụ của sinh viên |
Bài 1 | Chương 1: Hiểu biết về CNTT cơ bản
1.Khái niệm CNTT 2.Các thành phần cơ bản của máy tính 2.1 Phần cứng (hardware) 2.2 Phần mềm (software) 2.2.1 Hệ điều hành 2.2.2 Phần mềm-phân loại 2.3 Kết nối các thiết bị |
3 tiết LT | CLO 1.1 | Tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, thực hành trên máy tính và làm bài tập |
Bài 2 | 3. Mạng máy tính
3.1 Khái niệm, vai trò mạng máy tính 3.2 Phân loại 3.3 Các dịch vụ Internet 4. Một số chú ý khi sử dụng máy tính 4.1 An toàn lao động- Bảo vệ môi trường 4.2 An toàn dữ liệu 4.3 Bản quyền 4.4 Virút máy tính, cách phòng tránh và diệt |
1 tiết LT + 2 tiết TH
|
CLO 1.1
CLO 2.1 |
Tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, thực hành trên máy tính và làm bài tập |
Bài 3 | Chương 2: Sử dụng máy tính cơ bản
1.Lịch sử phát triển HĐH 2.Các thành phần cơ bản của HĐH Windows 3.Cửa sổ Windows Explorer 3.1 Quản lý thư mục 3.2 Quản lý tệp |
1 tiết LT + 2 tiết TH | CLO 1.1
|
Tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, thực hành trên máy tính và làm bài tập |
Bài 4 | 4.Tùy biến Control Panel
5.1 Quản lý người dùng 5.2 Quản lý các chương trình ứng dụng 5.3 Quản lý thiết bị 5.Một số tiện ích của hệ thống 5.1 Quét đĩa để kiểm tra và sửa lỗi 5.2 Chống phân mảnh 5.3 Xem thông tin các tập đĩa |
1 tiết LT + 2 tiết TH
|
CLO 1.1
CLO 2.1 |
Tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, thực hành trên máy tính và làm bài tập |
Bài 5 | 6.Các phần mềm thông dụng
6.1 Nén và giải nén 6.2 Phần mềm diệt virus 6.3 Chuyển đổi định dạng tệp 6.4 Đa phương tiện 7.Sử dụng máy in 7.1 Lựa chọn máy in 7.2 In tài liệu |
1 tiết LT + 2 tiết TH
|
CLO 1.1
CLO 2.1 |
Tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, thực hành trên máy tính và làm bài tập |
Bài 6 | Chương 3: Sử dụng Internet cơ bản
1. Mạng Internet 1.1 Khái niệm, thiết bị cần thiết 1.2 Các thuật ngữ 1.3 Tùy biến trình duyệt 2. Thông tin và cách tìm kiếm 2.1 Các cỗ máy tìm kiếm thông tin 2.2 Một số kịch bản tìm kiếm thông tin 3. Thư điện tử 3.1 Khái niệmthư điện tử 3.2 Giới thiệu một số máy chủ thư điện tử 3.3 Các thao tác quản lý và sử dụng thư điện tử 3.4 Một số lưu ý khi sử dụng thư điện tử |
2 tiết LT + 1 tiết TH
|
CLO 1.1
CLO 2.1 CLO 3.1 |
Tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, thực hành trên máy tính và làm bài tập |
Bài 7 | 4. Một số dạng dịch vụ truyền tin
4.1 Dịch vụ tin nhắn, thoại 4.2 Cộng đồng trực tuyến 4.3 Thương mại điện tử |
1 tiết LT
+ 1 tiết TH + 1 tiết KT
|
CLO 1.1
CLO 2.1 CLO 3.1 |
Tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, thực hành trên máy tính và làm bài tập |
Kiểm tra giữa kỳ lần 1 | ||||
Bài 8 | Chương 4: Xử lý văn bản cơ bản
1. Tổng quan về Microsoft Word 2010 1.1 Màn hình Microsoft Word 1.2 Cửa sổ làm việc 1.3 Lưu trữ tài liệu 2. Các thao tác cơ bản 2.1 Cách gõ chữ việt theo kiểu Telex 2.2 Nhập và điều chỉnh văn bản 2.3 Các thao tác chọn văn bản 2.4 Sao chép, di chuyển văn bản, xoá một khối |
2 tiết LT + 1 tiết TH
|
CLO 1.1
CLO 2.1 |
Tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, thực hành trên máy tính và làm bài tập |
Bài 9 | 3. Định dạng văn bản
3.1 Định dạng kí tự (Character) 3.2 Định dạng Paragraph (định dạng đoạn) 3.3 Tự động đánh số thứ tự và kí hiệu đầu mục 3.4 Tạo khung và làm nền (Borders and Shading) 4. Làm việc với bảng biểu 4.1 Tạo bảng mới 4.2 Các thao tác chèn, xóa, sao chép ô, hàng, cột của bảng 4.3. Thay đổi kích thước hàng và cột 4.4. Định dạng khung viền và các đường kẻ của bảng |
2 tiết LT + 1 tiết TH
|
CLO 1.1
CLO 2.1 CLO 3.1 |
Tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, thực hành trên máy tính và làm bài tập |
Bài
10+11 |
5. Làm việc với tab
5.1 Khái niệm tab, phân loại và tác dụng của tab 5.2. Thiết lập các điểm dừnng tab trực tiếp trên thước 5.3. Thiết lập điều khiển các điểm dừng tab trên hộp thoại 6. Chèn một số đối tượng đặc biệt vào văn bản 6.1 Chèn kí tự đặc biệt 6.2 Chèn ngắt trang 6.3 Chèn số trang tự động 6.4 Chèn chữ nghệ thuật 6.5 Chèn công thức toán học |
3 tiết LT + 3 tiết TH
|
CLO 1.1
CLO 2.1 CLO 3.1 |
Tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, thực hành trên máy tính và làm bài tập |
Bài 12 | 7. Vẽ hình trong văn bản
7.1 Giới thiệu công cụ vẽ hình 7.2. Tác dụng của giá vẽ (canvas) 7.3. Chèn các hình vẽ vào văn bản 7.4Cácthao tác chỉnh sửa các hình vẽ 8. Trộn tài liệu 8.1 Ý nghĩa chức năng trộn tài liệu (mail merge) 8.2 Các file liên quan đến thực hiện thao tác trộn tài liệu 8.3 Thực hiện các bước trộn tài liệu |
2 tiết LT + 1 tiết TH
|
CLO 1.1
CLO 2.1 CLO 3.1 |
Tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, thực hành trên máy tính và làm bài tập |
Bài 13 | 9. Trình bày trang và in ấn
9.1 Định dạng trang 9.2 Tạo tiêu đề cho trang 9.3 Đánh số trang (Page Number) 9.4 Thao tác in |
1 tiết LT
+ 1 tiết TH + 1 tiết KT |
CLO 1.1
CLO 2.1 CLO 3.1 |
Tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, thực hành trên máy tính và làm bài tập |
Kiểm tra giữa kỳ lần 2 |
- Phương pháp dạy học
10.1 Các phương pháp dạy học được sử dụng
STT | Phương pháp dạy học | Lựa chọn |
1 | Phương pháp chung là thực hành kết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học tích cực sau đây: | |
2 | Phương pháp dạy học theo nhóm: Thảo luận nhóm; làm bài tập | x |
3 | Phương pháp dạy học theo dự án mô phỏng thực tế | |
4 | Dạy học thực hành (trong phòng máy tính, tại doanh nghiệp) | x |
5 | Dạy học trải nghiệm: Kiến tập, thực tập doanh nghiệp | |
6 | Hướng dẫn tự học | x |
10.2 Ma trận phù hợp giữa phương pháp dạy học với CLO
STT | Phương pháp dạy học | CLO 1.1 | CLO 2.1 | CLO 3.1 |
1 | Thuyết trình | x | ||
2 | Dạy thực hành trên máy tính | x | x | x |
3 | Hướng dẫn tự học | x | x |
- Đánh giá kết quả học tập
11.1. Phương pháp, hình thức đánh giá
11.1.1 Các phương pháp đánh giá
1) Đánh giá chuyên cần (Tham gia học trên lớp; ý thức, thái độ, chất lượng tham gia các hoạt động học tập)
2) Đánh giá kiến thức, kỹ năng:
- a) Vấn đáp: Theo câu hỏi, theo Bài tập lớn.
- b) Viết: Tự luận, trắc nghiệm, bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp.
- c) Thực hành: Trên máy tính, thực tập tại doanh nghiệp
11.1.2 Các hình thức đánh giá
- a) Đánh giá thường xuyên (chuyên cần, thảo luận, thường xuyên trao đổi bài cùng giảng viên)
- b) Đánh giá định kỳ (2 bài kiểm tra 01 tiết thực hành)
- c) Đánh giá tổng kết: Thi kết thúc học phần bằng hình thức thực hành phòng máy 1 tiết 45 phút
11.2 Đánh giá mức độ đạt CĐR của học phần
Thành phần đánh giá | Trọng số
(%) |
Hình thức đánh giá | Công cụ đánh giá | CLO | Trọng số CLO trong thành phần đánh giá
(%) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Điểm chuyên cần | 10 | Đánh giá quá trình | Rubric | ||
02 bài kiểm tra thực hành 45 phút giữa kỳ | 30 | Thực hành | Rubric | CLO1.1, CLO2.1 | 40%
60% |
Bài thi hết học phần thực hành 60 phút | 60 | Thực hành | Rubric | CLO1.1, CLO2.1 | 40%
60% |
11.3. Các Rubric đánh giá kết quả học tập
11.3.1 Các Rubric đánh giá bài kiểm tra thực hành trong kỳ và thi thực hành hết học phần
Tiêu chí đánh giá của từng câu hỏi trong đề thi | Mức chất lượng | Thang điểm % |
– Nội dung đủ, trả lời đúng 100% câu hỏi.
– Trình bày rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn, súc tích, logic – Thao tác thuần thục trên máy tính. |
Mức A
(Vượt quá mong đợi) |
85 – 100 |
– Trả lời đúng 70-80% câu hỏi.
– Trình bày rõ ràng, diễn đạt logic – Thao tác nhanh trên máy tính. |
Mức B
(Đáp ứng được mong đợi) |
70 – 84 |
– Trả lời đúng 50-60% câu hỏi.
– Trình bày không rõ ý, chưa logic. – Thao tác trên máy tính còn chậm |
Mức C (Đạt) |
55 – 69 |
– Trả lời đúng 40-50% câu hỏi.
– Không làm hết câu hỏi, bỏ nội dung hơn 60%. – Trình bày tối nghĩa, diễn đạt không rõ ý. Thao tác trên máy tính cnf lúng túng, sai sót |
Mức D (Đạt, song cần cải thiện) |
40 – 54 |
– Các trường hợp còn lại | Mức F
(Không đạt) |
Dưới 40 |
11.3.2 Rubric đánh giá chuyên cần
Tiêu chí đánh giá | Mức chất lượng | Thang điểm |
– Tham gia học tập trên lớp đạt trên 95% số tiết học
– Tham gia tích cực thảo luận trên lớp – Ý thức, thái độ học tập tốt |
Mức A
(Vượt quá mong đợi) |
8,5 – 10 |
– Tham gia học tập trên lớp đạt từ 90-95% số tiết học
– Có tham gia thảo luận trên lớp – Ý thức, thái độ học tập tốt |
Mức B
(Đáp ứng được mong đợi) |
7,0 – 8,4 |
– Tham gia học tập trên lớp đạt từ 85-90% số tiết học
– Ít tham gia thảo luận trên lớp – Ý thức, thái độ học tập chưa cao |
Mức C (Đạt, song cần cải thiện) |
5,5 – 6,9 |
– Tham gia học tập trên lớp đạt từ 80-85% số tiết học
– Khôngt tham gia thảo luận trên lớp – Ý thức, thái độ học tập không nghiêm túc |
Mức D (Chưa đạt)
|
4,0 – 5,4 |
- Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy:
– Giảng đường: Phòng máy tính
– Danh mục trang thiết bị: Projector, Micro, Phòng máy tính; Sinh viên mang theo laptop để phục vụ học tập (nếu có).
Hà Nội, ngày ngày 30 tháng 9 năm 2023
Hiệu trưởng
PGS.TS. Phạm Ngọc Ánh |
Viện Trưởng
TS. Phùng Văn Ổn |
Trưởng bộ môn
ThS. Vũ Minh Tâm |
Người soạn đề cương
ThS.Bùi Thị Thu Hiền |