Hội thảo khoa học

Hội thảo ” Chuyển đổi số trong đào tạo” của Viện CNTT – Trường Đại học Tài chính Ngân hàng – Hà Nội.

Ngày 20/1/2024, Viện Công nghệ thông tin –  Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà nội tổ chức Hội thảo Chuyển đổi số trong đào tạo với mục tiêu phát triển hệ thống quản trị số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động dạy và học ; cung ứng các dịch vụ giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trên nền tảng giáo dục số.

Hội thảo nhằm thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn 2013 – 2023 và các nhiệm vụ trọng tâm của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà nội. Đồng thời, lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia về việc chuyển đổi số trong giáo dục Đại học, cùng với những bài tham luận sâu sắc đa chiều, hội thảo kỳ vọng đóng góp các giải pháp đột phá đối với quá trình phát triển giáo dục số hóa cho nền giáo dục Việt Nam.

Tại hội thảo, Nhà trường vinh dự được đón tiếp:

Về phía Khách mời   :

– TS.Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo

– PGS.TS Nguyễn Hà Nam –  Trưởng khoa CNTT, Trường Đại học Điện lực

– TS.Hà Văn Sang, Khoa HTTT KT, Học viện Tài chính

Về phía Trường Đại học Tài chính-  Ngân hàng Hà Nội:

– PGS.TS Phạm Ngọc Ánh – Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà nội.

–  PGS. TS Bùi Xuân Biên – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà nội.

–  PGS.TS Hoàng Trần Hậu – Chủ tịch Hội đồng Giám sát Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà nội.

–  TS.Trương Hồng Hải– Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà nội.

– TS.Phùng Văn Ổn – Viện Trưởng Viện CNTT.

Cùng với sự tham dự của đại diện các cơ quan, doanh nghiệp hợp tác với Nhà trường, các thầy, cô lãnh đạo các Viện, khoa, phòng ban, các thầy, cô, cán bộ giảng viên và các em sinh viên Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà nội.

Toàn cảnh buổi hội thảo “ Chuyển đổi số trong đào tạo”

Phát biểu tại hội thảo, TS. Trương Hồng Hải – Phó Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ “Từ những ngày đầu thành lập, Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà nội đã được giao nhiệm vụ đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng hóa của xã hội. Sau hơn mười ba năm đào tạo và phát triển, Trường vẫn luôn xem nhiệm vụ đầu tiên là sứ mạng cốt lõi và ngày càng mở rộng phạm vi để phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Qua đó, để đáp ứng được sứ mạng ấy, Nhà trường đã có những chiến lược phù hợp để thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy và học, công tác quản lý nhằm theo kịp tiến độ phát triển của thế giới”.

Trương Hồng Hải– Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội thảo.

 Trong khuôn khổ hội thảo, 05 báo cáo tham luận được đưa ra, bao gồm:

  • Chuyển đổi số giáo dục đại học, xây dựng mô hình giáo dục đại học số Việt Nam
  • Chuyển đổi số của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục: Thực trạng và thách thức
  • Ảnh hưởng của chuyển đổi số đến chất lượng đào tạo đại học và thách thức cho các trường đại học
  • Mô hình “Đại học số” và đề xuất giải pháp xây dựng FBU số
  • Chuyển đổi số trong giáo dục đại học tới hoạt động học tập của sinh viên Trường đại học Tài chính-Ngân hàng Hà Nội.

TS.Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo trình bày báo cáo “Chuyển đổi số giáo dục đại học, xây dựng mô hình giáo dục đại học số Việt Nam”

PGS.TS Nguyễn Hà Nam –  Trưởng khoa CNTT, Trường Đại học Điện lực trình bày báo cáo “Chuyển đổi số của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục: Thực trạng và thách thức”

Hà Văn Sang, Khoa HTTT KT, Học viện Tài chính trình bày báo cáo “Ảnh hưởng của chuyển đổi số đến chất lượng đào tạo đại học và thách thức cho các trường đại học”

TS Phùng Văn Ổn – Viện Trưởng Viện CNTT trình bày báo cáo “Mô hình “Đại học số và đề xuất giải pháp xây dựng FBU số”

ThS. Bùi Thị Thu Hiền – Giảng viên Viện CNTT trình bày báo cáo “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học tới hoạt động học tập của sinh viên Trường đại học Tài chính-Ngân hàng Hà Nội

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, chuyển đổi số được xem là xu hướng tất yếu, vấn đề sống còn đối với các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực giáo dục, chuyển đổi số đã tạo nên nhiều bước ngoặt phát triển, mở ra nhiều phương thức giáo dục mới thông minh, hiệu quả hơn và đồng thời tiết kiệm chi phí cho người học. Nhằm đánh giá thực trạng và trao đổi, đề xuất các giải pháp thực hiện kế.

Chuyển đổi số trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã được giải quyết ở một số tầng bậc, đã có những định hướng, những chính sách, thậm chí có những hướng dẫn, tuy nhiên khi triển khai vào công việc cụ thể thì vẫn còn rất nhiều những câu hỏi được đặt ra.

Đối với lĩnh vực đào tạo và quản lý sinh viên, Nhà trường đã triển khai các phần mềm: Nhập học trực tuyến; quản lý đào tạo; lập kế hoạch – thời khóa biểu; đăng ký học; đánh giá rèn luyện sinh viên; đánh giá cố vấn học tập; lấy ý kiến phản hồi của người học; đánh giá giảng viên qua phần mềm egov.

Mặc dù Nhà trường đã luôn quan tâm, chú trọng đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống các phần mềm quản lý, các phần mềm quản lý của Nhà trường cũng đã một phần đáp ứng được và hỗ trợ được công tác quản trị. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế trong việc tổng hợp thông tin, tính liên thông quản lý, cũng như việc chuẩn hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu.

PGS.TS Bùi Xuân Biên – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà nội phát biểu tại Hội thảo

Để tháo gỡ những khó khăn trên, Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà nội xác định mục tiêu chuyển đổi số nhằm phát triển hệ thống quản trị số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản trị Nhà trường; cung ứng các dịch vụ giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trên nền tảng giáo dục số; phát triển xã hội số trong sinh viên, thu hẹp khoảng cách giữa sinh viên với sinh viên, giữa sinh viên với giảng viên, giữa giảng viên – sinh viên với Nhà trường và giữa Nhà trường với xã hội.

PGS.TS Hoàng Trần Hậu – Chủ tịch Hội đồng Giám sát Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội phát biểu tại Hội thảo

Bên cạnh đó, chuyển đổi số phải đảm bảo các nguyên tắc thống nhất và chuẩn hóa được kho dữ liệu của toàn Trường; kết nối được các hệ thống vận hành với kho dữ liệu được chuẩn hóa; xây dựng được các mô hình, quy chuẩn cho các hệ thống/module sẽ được phát triển trong tương lai; phát triển cơ chế phân quyền – truy xuất tài nguyên đồng nhất trên toàn hệ thống, đảm bảo không ảnh hưởng đến các hệ thống đang vận hành tốt đã có và đảm bảo việc cập nhật dữ liệu được quản lý chặt chẽ; xây dựng theo hướng nền tảng (Platform), giúp cho việc tích hợp, mở rộng dễ dàng và hiệu quả với các phân hệ đã có sẵn cũng như phân hệ mới trong tương lai.

                                                                                                                           ThS.Bùi Thị Thu Hiền – Giảng viên Viện CNTT

Các tin liên quan