Sự Kiện

Ngành Công nghệ thông tin là gì? Xu hướng năm 2021

Trong thời đại kỷ nguyên số như hiện nay, ngành Công nghệ thông tin luôn có nhu cầu rất lớn về nguồn lao động. Tuy nhiên, vẫn nhiều bạn trẻ đặt ra câu hỏi: Công nghệ thông tin là gì? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nội dung học và xu hướng của ngành Công nghệ thông tin nhé!

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Chúng ta đang sống trong thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đây là thời kỳ gắn với những đột phá về công nghệ. Công nghệ thông tin được coi là nền tảng cho các ngành khác phát triển. Sự thay đổi công nghệ gây tác động lớn tới thị trường lao động. Theo đó, nhiều việc làm truyền thống sẽ mất đi, nhiều công việc mới, cơ hội mới sẽ xuất hiện.

Ngành Công nghệ thông tin (Information Technology) được biết đến là ngành học áp dụng các phương pháp và các công cụ để đào tạo về sử dụng các phần mềm, hệ thống máy tính, công cụ và hệ thống mạng Internet. Từ đó các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ biết cách lập trình để quản lý thông tin, vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ và hệ thống mạng.

Nội dung học của ngành Công nghệ thông tin

Trọng tâm của ngành học là những kiến ​​thức, kỹ năng cần thiết cho các loại công việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức nền tảng (Core) về ngành Công nghệ thông tin trước khi tiếp cận học sâu hơn về chuyên ngành (Major). Các kiến thức nền tảng có thể kể đến ví dụ như: Phát triển web, Giải quyết vấn đề bằng ICT, các Ngôn ngữ lập trình, Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu, Hệ thống mạng, Cloud, Hệ thống thông tin doanh nghiệp. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được học thêm về quản trị dự án Công nghệ thông tin và các vấn đề trong Công nghệ thông tin.

Liên quan tới các ngành học, sinh viên có thể lựa chọn học rất nhiều các ngành khác nhau. Một số ngành hoặc chuyên ngành có thể kể đến như:

1. Công nghệ phần mềm:

Ngành học Công nghệ phần mềm cung cấp cho sinh viên nền tảng toàn diện về phát triển các phần mềm ứng dụng để xử lý thông tin hoặc điều khiển các thiết bị. Cụ thể, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về lập trình theo một số ngôn ngữ như PHP, Java, Ruby…Sinh viên cũng được học để sử dụng phần mềm điều kiển các hệ thống thiết bị, đặc biệt là thiêt bị Mobil, IoT, Robotic. Sinh viên cũng được học các nội dung về quản lý và phân tích dữ liệu lớn (bigdata), ứng dụng trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng.

2. Chuyên ngành Quản trị hệ thống:

Ngành học Quản trị hệ thống cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về quan trị hệ thống thông tin trong các tổ chức. Sinh viên sẽ được học cách quản lý nhu cầu về Công nghệ thông tin trong tổ chức, hệ thống máy tính, phát triển websites, quản trị hệ thống mạng và các thiết bị mạng, hệ thống máy chủ, an toàn thông tin. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ đủ khả năng tạo nghiên cứu, phân tích nhu cầu và đưa ra các giải pháp cơ sở hạ tầng chính xác và phù hợp.

3. Chuyên ngành IoT:

Chuyên ngành sẽ dạy sinh viên cách lập trình và làm việc với nhiều thiết bị IoT khác nhau. Đồng thời sinh viên cũng sẽ được cung cấp những kiến thức rõ ràng về cách công nghệ mới đang định hình tương lai của việc kết nối. Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ trở nên tự tin và sẵn sàng làm việc trong lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh này.

4. Chuyên ngành Phân tích dữ liệu

Trọng tâm chính của chuyên ngành Phân tích dữ liệu là khả năng sử dụng công nghệ và phát triển các ứng dụng hỗ trợ cho việc phân tích và xử lý dữ liệu trong các tổ chức. Chuyên ngành Phân tích dữ liệu sẽ hướng dẫn cho sinh viên cách thu thập các loại dữ liệu khác nhau. Đồng thời sinh viên sẽ được học cách sử dụng các công cụ mới nhất để lưu trữ, xử lý, trích xuất và trực quan hóa dữ liệu.

5. Chuyên ngành Khoa học Máy tính

Khi theo học chuyên ngành Khoa học Máy tính, sinh viên sẽ học cách kết hợp chặt chẽ giữa các kỹ năng Công nghệ thông tin truyền thống và tư duy thiết kế hiện đại. Từ đó, có thể thiết kế, phân tích và triển khai các hệ thống phần mềm trong các tổ chức lớn. Sinh viên cũng sẽ được đi sâu vào các chủ đề phức tạp như thuật toán, hệ thống máy tính, an ninh mạng.

6. Ngành An ninh mạng

An ninh mạng đã trở thành một phần của xã hội hiện đại. Trong chuyên ngành này, sinh viên sẽ được tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản về hệ thống mã hóa. Đồng thời, các bạn cũng sẽ được học về cấu tạo phức tạp của Internet. Ngoài ra, chuyên ngành An ninh mạng sẽ cung cấp cho sinh viên các kỹ năng thực tế để phân tích và đối phó với các mối đe dọa.

7. Chuyên ngành Hệ thống thông tin kinh doanh

Thông qua chương trình học, sinh viên sẽ được cung cấp các kỹ năng để thực hiện các phân tích và kiểm toán kinh doanh phức tạp bao gồm giải quyết vấn đề, mua lại và triển khai hệ thống. Chương trình học đã kết hợp kiến thức trên với kiến thức về thiết kế và triển khai cơ sở dữ liệu, quản lý dự án, kinh doanh, mạng xã hội và quản lý hệ thống thông tin. Chính vì vậy, sau tốt nghiệp, sinh viên sẽ có kỹ năng phân tích các vấn đề kinh doanh và phát triển các giải pháp CNTT.

8. Chuyên ngành Phát triển Game

Chuyên ngành sẽ xây dựng kỹ năng và kiến thức cho sinh viên trong việc thiết kế và lập trình trò chơi máy tính. Đồng thời sinh viên sẽ hiểu rõ cách áp dụng công nghệ đa phương tiện và internet cho việc phát triển trò chơi. Khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ hiểu cách phát triển trò chơi máy tính cũng như các ứng dụng.

9. Chuyên ngành Quản lý dữ liệu

Với các khóa học quản lý dữ liệu, sinh viên sẽ có được các kỹ năng để thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu cũng như ứng phó với những thách thức mới trong việc quản lý dữ liệu kỹ thuật số. Sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu các phương pháp thống kê và công cụ cần thiết để xử lý và quản lý tập dữ liệu.

10. Chuyên ngành Viễn thông

Sinh viên sẽ không chỉ được dạy về các lĩnh vực chính của ngành viễn thông. Sinh viên sẽ còn được học về việc lập kế hoạch, xây dựng và duy trì nhiều loại mạng viễn thông. Trong chuyên ngành này, sinh viên cũng sẽ được học thêm về những nội dung khác. Có thể kể đến như truyền thông RF, điện tử kỹ thuật số / tương tự, lập trình phần mềm, Unix và toán học.

11. Chuyên ngành Thiết kế phần mềm

Sinh viên sẽ được tìm hiểu về dữ liệu lớn, điện toán xanh và an ninh mạng. Đồng thời sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu về tác động của chúng đến cách chúng ta thiết kế và sử dụng công nghệ. Chương trình học cũng sẽ cung cấp sinh viên lý thuyết thiết kế kết hợp các khái niệm đó với nhau thành một gói giải quyết các vấn đề và tạo ra trải nghiệm người dùng cuối thỏa mãn.

12. Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm

Thông qua chuyên ngành, sinh viên sẽ học cách hiểu và giải quyết các vấn đề phức tạp bằng công nghệ tiên tiến. Sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu mối quan hệ giữa thiết kế, xây dựng và bảo trì. Với hướng dẫn thực hành, sinh viên sẽ nắm rõ các kỹ năng và kỹ thuật thực tế để xây dựng các ứng dụng, phần mềm di động.

13. Chuyên ngành Quản lý dự án

Chuyên ngành Quản lý dự án không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên môn để quản lý các dự án khác nhau. Sinh viên sẽ được tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản cần thiết để trở thành người quản lý dự án chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ thành thạo tất cả các loại hình dự án trong nhiều ngành công nghiệp.

14. Chuyên ngành Công nghệ truyền thông kĩ thuật số

Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ có được kinh nghiệm thực tế về thiết kế web, thiết kế trực quan, lập trình và tích hợp cơ sở dữ liệu. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có đủ kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức để làm việc trong các lĩnh vực như đa phương tiện, thiết kế web, lập trình web, sản xuất video.

15. Chuyên ngành Thiết kế và kỹ thuật Mạng Công nghệ thông tin

Chuyên ngành này sẽ cung cấp cho sinh viên nội dung và xu hướng mới nhất về công nghệ thông tin và thiết kế mạng. Sinh viên sẽ được tìm hiểu những điều cơ bản về mạng máy tính, các mạng kỹ thuật số cục bộ và cách cải thiện chúng.

Xu hướng việc làm của ngành Công nghệ thông tin

Trong quá chuyển đổi số, các tại Việt Nam và các nước phát triển đang cần một lực lượng khổng lồ nhân lực ngành CNTT. Việc làm về ngành CNTT không chỉ tại Việt Nam mà ngày càng đang hướng ra phục vụ toàn cầu. Hiện nay, khoảng 60% thị trường CNTT tại Việt Nam là phục vụ cho nhu cầu của thị trường toàn cầu.

Học ngành CNTT, bạn nên định vị bản thân không chỉ làm cho thị trường trong nước và có thể làm việc toàn cầu. Thế giới phẳng nên bạn có thể ngồi tại Việt Nam và làm việc toàn cầu với thu nhập cao.

Tuy nhiên, để có thể là việc toàn cầu, bạn cầu đào tạo khả năng sử dụng tiếng Anh và các kỹ năng của công dân toàn cầu và các kiến thức, kỹ năng tiệm cận với trình độ nhân lực ngành CNTT trên thế giới. Các chuyên ngành CNTT liên quan tới Bigdata, Data Science, AI, Cloud, Cybersecurity, IoT đang có nhu cầu không hạn chế để làm việc cho các tập đoàn trên thế giới.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc tại các vị trí như:

– Trở thành lập trình viên phần mềm, kỹ sư phát triển phần mềm;

– Kiến trúc sư phần mềm – Kỹ sư kiểm thử (test) phần mềm;

– Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,…);

– Các chuyên viên quản trị hệ thống mạng, an toàn thông tin;

– Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin.

Đây là một cơ hội rất to lớn cho các bạn trẻ có thể tận dụng được các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 của Việt Nam.

Các tin liên quan