Sự Kiện

Ngành công nghệ thông tin – ngành học tiềm năng

Công nghệ thông tin là ngành học tiềm năng, được nhiều bạn trẻ theo học, tuy nhiên nên học ngành công nghệ thông tin ở trường nào để được đào tạo tốt nhất và có việc làm ngay sau khi ra trường?

Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn mang đến sự phát triển vượt bậc cho khoa học kỹ thuật trong thời kỳ hội nhập của đất nước. Chính vì vậy, “ngành Công nghệ thông tin học trường nào” đã trở thành một câu hỏi “hot” và thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy tính và đam mê công nghệ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc giúp những bạn trẻ có khát vọng theo đuổi ngành CNTT có thể hiểu rõ hơn về ngành học này.

Khái quát về ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là gì?

“Công nghệ thông tin” – gọi tắt là IT (Information Technology) trên thế giới bao gồm khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính. Ở Việt Nam, phạm vi của CNTT khá rộng, đây là ngành sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin.

Mục đích của ngành là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Nhu cầu xã hội trong ngành này chủ yếu tập trung vào: Lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, kỹ thuật viên – chuyên viên thiết kế lập trình web, lập trình điện thoại di động, game, an ninh mạng…

Xu hướng ngành Công nghệ thông tin tại các trường đại học

Hiện nay, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo của nhiều trường đại học. Nó được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa ngày nay.

Học ngành Công nghệ thông tin sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về:

– Khoa học máy tính

– Công nghệ phần mềm

– Kỹ thuật máy tính

– Hệ thống thông tin

– Mạng máy tính và truyền thông

– An toàn thông tin mạng

Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành CNTT uy tín sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: Kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian… Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư IT cần phải có. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại.

Doanh nghiệp “khát” nhân tài công nghệ thông tin

Thế giới chúng ta trong xu thế đang chuyển sang thời đại số hóa. Ngày nay, không có một ngành công nghiệp nào thiếu sự hiện diện của CNTT, đặc biệt đối với các ngành Công kỹ nghệ như Cơ điện tử, gia công khuôn mẫu, ngành sản xuất các thiết bị tự động, kỹ thuật robotics, với sự ra đời của các máy điều khiển chương trình số (CNC), các thiết bị điều khiển số (PLC), đã chứng minh Công nghệ thông tin ngày càng có vai trò không thể thiếu được trong bước phát triển của đất nước chúng ta trong giai đoạn hội nhập này.

Theo thống kê của Bộ Thông tin – Truyền thông, hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1,2 triệu lao động trong lĩnh vực CNTT, nhu cầu nhân lực ngành này mỗi năm tăng 13%. Mặt khác, một “ưu ái” của thị trường lao động đối với ngành này là: thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã chứng minh, nhân lực ngành CNTT là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất.

Trên thế giới nói chung và ngay tại Việt Nam nói riêng, Công nghệ thông tin là một trong những nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực. Nhiều doanh nghiệp thiếu nhân lực CNTT trầm trọng, phải săn đón sinh viên từ khi chưa ra trường. Con số 1,2 triệu lao động chỉ là một trong những thống kê cho thấy, có rất nhiều cơ hội cho những người trẻ đam mê CNTT khi theo đuổi ngành nghề này.

Cần trang bị những yếu tố gì để thành đạt trong ngành công nghệ thông tin

Thông minh và có óc sáng tạo

Thông minh và sáng tạo chính là yếu tố giúp bạn dễ dàng thành công hơn trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, nếu ở hữu bộ bộ óc như vậy thì đây chính là ngành học lý tưởng dành cho bạn. Với sự thông minh của mình, bạn hoàn toàn có thể phân tích các vấn đề một cách rõ ràng, gãy gọn và thực hiện tối ưu một giải thuật hay tìm ra một giải pháp mới hữu hiệu hơn để giảm thời gian, chi phí để góp phần nâng cao hiệu suất công việc.

Sự chính xác cao trong công việc

Sự chính xác chính là yêu cầu bắt buộc trong khoa học, đương nhiên công nghệ máy tính không phải ngoại lệ. Khi thực hiện xây dựng ứng dụng hay phần mềm, nếu như tồn tại một lỗi nhỏ thôi thì toàn bộ chương trình cũng không thể vận hành như mong muốn được, vậy nên sự chính xác trong công nghệ thông tin rất cần thiết.

Thành thạo ngoại ngữ

Nếu như bạn nghĩ ngoại ngữ không cần thiết trong ngành CNTT thì bạn đã lầm rồi. Vì đây là một ngành mang tính toàn cầu, các sản phẩm công nghệ và internet có mặt trên khắp thế giới. Vậy nên để trở thành một kỹ sư IT hàng đầu thì không thể không thể không am hiểu các thuật ngữ và vấn đề chuyên môn để tìm cách tiếp cận, cập nhật thông tin mới nhất.

Niềm đam mê công nghệ

Niềm đam mê công nghệ là yếu tố không thể thiếu để theo đuổi ngành Công nghệ thông tin, chắc chắn, với niềm đam mê sẵn có của mình, bạn sẽ luôn có động lực để vượt qua mọi áp lực cùng vấn đề khó khăn, tính cạnh tranh trong công việc. Sự đam mê sẽ khiến cho bạn không cảm thấy chán nản khi hàng ngày phải ngồi bên chiếc máy tính để viết các phần mềm, thậm chí có khi phải mất hàng tháng trời để nghiên cứu công nghệ.

Có khả năng làm việc theo nhóm (teamwork)

Đặc thù ngành công nghệ thông tin cần làm việc nhóm khá thường xuyên, điều này không những giúp giảm bớt gánh nặng cho các thành viên trong team mà còn giúp giảm độ phức tạp trong công việc. Làm việc nhóm sẽ giúp công việc được hoàn thành nhanh và hiệu quả hơn so với dự kiến, các thành viên trong nhóm có thể hỗ trợ những khuyết điểm của nhau cũng như phát huy tối đa năng lực của từng cá nhân.

Ham học hỏi, luôn cập nhật những kiến thức mới nhất

Không riêng ngành CNTT mà bất kỳ ngành nghề nào cũng cần phải luôn cập nhật thông tin, kiến thức mới thường xuyên, nếu không sẽ trở thành lỗi thời. Do vậy bạn luôn phải cập nhật những kiến thức mới liên tục để bắt kịp với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ cũng như đạt được những thành công trong lĩnh vực.

Đâu là cơ hội việc làm cho các lập trình viên trong kỷ nguyên 4.0?

Hiện tại, sinh viên ngành Công nghệ thông tin luôn được các nhà tuyển dụng săn đón, ngay từ khi còn là sinh viên đại học đã được chào đón với mức lương khởi điểm hấp dẫn so với mặt bằng chung rất nhiều. Đặc biệt trong tình hình CNTT, trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ và tấn công vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội như hiện nay thì ngành CNTT càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Sinh viên ngành CNTT sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các tập đoàn, xí nghiệp, trường học, bệnh viện… chỉ cần liên quan đến máy tính, phần mềm và internet thì đều có thể phát triển tốt. Thậm chí, bạn cũng có thể làm một nhân viên IT tự do, làm việc độc lập mà không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan tổ chức nào. Cụ thể, tốt nghiệp ngành CNTT, bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:

– Trở thành lập trình viên phần mềm: Người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm.

– Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: Trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra.

– Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính…

– Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin.

Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ hóa, đòi hỏi tư duy của những lập trình viên phải luôn linh động, học hỏi, tìm tòi và không ngừng trau dồi tri thức và kỹ năng mềm để thích ứng trước sự thay đổi của thị trường. Trong đó, kỹ năng ngoại ngữ luôn được các nhà tuyển dụng, công ty quan tâm. Khi tuyển dụng, đa phần doanh nghiệp đều không quá quan tâm đến việc bạn tốt nghiệp trường nào mà đánh giá dựa vào cách xử lý trong thực tế, năng lực tư duy và khả năng tự học trong thực tế. Trong đó, khả năng linh hoạt, tự trang bị kiến thức mới luôn được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.

Như vậy vấn đề “ngành Công nghệ thông tin học trường nào có việc làm ngay” của phụ huynh và thí sinh đang quan tâm đã được giải đáp, hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin bổ ích để các bạn thí sinh có thêm cơ hội lựa chọn ngành học đúng đắn cho tương lai và bản thân khi đứng trước thực trạng các nhóm ngành nghề đang có dấu hiệu “bão hòa” và dư thừa lao động như: Kinh tế, tài chính, ngân hàng… hàng ngàn cử nhân tốt nghiệp mỗi năm vẫn đã và đang chật vật tìm việc.

Các tin liên quan