Nghiên cứu khoa học giáo viên

HỘI NGHỊ KHOA HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LẦN THỨ HAI

HỘI NGHỊ KHOA HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LẦN THỨ HAI

Sáng ngày 19/6/2023 vừa qua, Hội nghị  khoa học giảng viên viện Công Nghệ Thông Tin (CNTT) lần thứ 2 đã diễn ra tại Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội. Hội nghị thu hút nhiều bài viết khoa học từ các giảng viên thuộc viện Công Nghệ Thông Tin.

Hội nghị có sự hiện diện của TS.Phùng Văn Ổn- Viện Trưởng Viện CNTT, PGS.TS Đỗ Trung Tuấn – Phó Viện Trưởng Viện CNTT, TS.Vũ Bá Anh – Phó Viện Trưởng Viện CNTT, quý thầy cô là giảng viên của Viện CNTT.Hội nghị khoa học được tổ chức nhằm nâng cao công tác nghiên cứu khoa học phục vụ nhiệm vụ đào tạo tại Viện công nghệ thông tin, Trường đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội.

Hội nghị trình bày các bài viết về nhiều chủ đề, liên quan đến chương trình đào tạo bậc đại học của ngành công nghệ thông tin của Trường Đại học Tài chính ngân hàng Hà Nội.

Phát biểu mở đầu Hội nghị, PGS.TS Đỗ Trung Tuấn đã biểu dương tinh thần nhiệt huyết của các Thầy cô Viện CNTT trong phong trào nghiên cứu khoa học. Mỗi cán bộ, giảng viên của FBU ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc Nghiên cứu khoa học bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy, tích cực viết bài đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước , tham gia hội thảo các cấp, hướng dẫn sinh viên NCKH.

TS.Phùng Văn Ổn – Viện trưởng Viện CNTT trình bày đề tài Nghiên cứu khoa học AI chatbot và ứng dụng trong đào tạo”. AI Chatbot là một phần mềm được phát triển dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo xử lý ngôn ngữ tự nhiên để tương tác với con người thông qua các câu hỏi và tự động trả lời. Đây là đề tài được các Thầy cô trong Viện đánh giá cao.

Phùng Văn Ổn – Viện trưởng Viện CNTT trình bày đề tài Nghiên cứu khoa học AI chatbot và ứng dụng trong đào tạo”.

PGS.TS Đỗ Trung Tuấn trình bày kết quả nghiên cứu đề tài NCKH “Thư viện đại học thông minh và dữ liệu lớn”

Nhu cầu về dữ liệu lớn đối với các thư viện đại học thông minh là một trong những thách thức, cùng với khoa học dữ liệu, quản trị tri thức, xử lí thống kế. Bài này tập trung vào khía cạnh dữ liệu thông minh và dữ liệu lớn. Những khái niệm liên quan đến chủ đề này là cơ sở dữ liệu, khoa học dữ liệu, và dữ liệu lớn. Trọng tâm là các bước ban đầu để triển khai ứng dụng dữ liệu lớn trong thư viện, trung tâm thông tin của trường đại học.

TS.Vũ Bá Anh trình bày kết quả nghiên cứu đề tài NCKH “Sử dụng kết hợp phương pháp chỉ số dẫn báo và giảm chiều dữ liệu để phân tích, dự báo chỉ tiêu kinh tế”

Đề tài nhằm giới thiệu hướng nghiên cứu, lựa chọn và ứng dụng kĩ thuật giảm chiều dữ liệu trong xây dựng MHDB kinh tế theo cách tiếp cận của phương pháp chỉ số dẫn báo kết hợp với phương pháp hệ phương trình đồng thời kinh tế lượng. Đây là một hướng nghiên cứu và ứng dụng mới, thời sự, đang được cộng đồng quốc tế quan tâm trong lĩnh vực phân tích dữ liệu nói chung, trong xây dựng mô hình phân tích và dự báo nói riêng.

ThS. Dư Thành Hưng trình bày kết quả nghiên cứu đề tài NCKH “ Đa thức Jones của link thay phiên”

ThS. Trần Thị Hằng trình bày kết quả nghiên cứu đề tài NCKH “ Dạy học xác suất thống kê cho sinh viên ngành kinh tế, kĩ thuật theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp

ThS. Bùi Thị Thu Hiền trình bày kết quả nghiên cứu đề tài NCKH “ Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học tại FBU giai đoạn 2018-2023”

GV Đinh Thi Lộc trình bày kết quả nghiên cứu đề tài NCKH “ Tìm hiểu khái quát về Internet Of Things (IoT) và ứng dụng thực tế

ThS Trương Đình Đạt trình bày kết quả nghiên cứu đề tài NCKH A note on the space of delta m-sunharmonic functions”

Buổi đánh giá, nghiệm thu các đề tài NCKH giảng viên lần thứ hai của Viện CNTT đã thành công trong bầu không khí vui tươi, phấn khởi của các giảng viên cùng với những nhận xét, góp ý thiết thực, chân thành của các Thầy cô trong Viện CNTT.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, với vai trò quan trọng của tri thức khoa học, việc đẩy mạnh NCKH trong giảng viên càng có ý nghĩa thiết thực. Hoạt động NCKH của giảng viên là một hoạt động rất quan trọng trong việc biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đây cũng là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, nhằm đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa để đến năm 2020 nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay.

ThS.Bùi Thị Thu Hiền – Giảng viên Viện CNTT

Các tin liên quan