Để hoàn thành chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin, bạn cần khoảng 3,5 năm – 4 năm khi học tại các trường đại học. Sau khi hoàn thành khóa học này, với từng chuyên ngành cụ thể, bạn hoàn toàn có thể tự tin với những kiến thức và kinh nghiệm mình có được để áp dụng trong thực tế và công việc.
Chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin tại các trường đại học hàng đầu Việt Nam rất được chú trọng về chất lượng. Bởi theo xu thế, ngành học này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhân lực cho xã hội. Chương trình học phải đảm bảo đào tạo được đội ngũ kỹ sư IT có khả năng đáp ứng được yêu cầu của thời đại công nghệ 4.0.
Tổng quan về ngành công nghệ thông tin
+ Định nghĩa
Ngành công nghệ thông tin là ngành đào tạo sử dụng máy tính và phần mềm máy tính. Mục đích là đào tạo nên đội ngũ nhân lực IT tay nghề cao. Có kiến thức tổng hợp về khoa học máy tính, sửa chữa, tạo mới các thiết bị cả phần cứng và phần mềm, xử lý thông tin trên nền công nghệ…
+ Đánh giá ngành học
Ngành công nghệ thông tin luôn thu hút giới trẻ theo học. Đây là chuyên ngành đào tạo thú vị và có tính ứng dụng cao trong thực tế. Nhất là trong thời đại công nghệ hiện nay, ngày càng cần nhiều hơn đội ngũ nhân lực ngành IT công nghệ cao.
Chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin
Chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin thường kéo dài trong thời gian 4 năm. Với kiểu học tín chỉ như hiện nay thì những bạn sinh viên giỏi có khả năng học tập dưới áp lực cao vẫn có thể tốt nghiệp trước hạn. Chương trình học cơ bản như sau:
+ Năm thứ nhất: các môn học xã hội, tiếng Anh ứng dụng và nhập môn công nghệ thông tin.
+ Năm thứ hai: học về cơ sở dữ liệu, tiếng Anh…
+ Năm thứ ba: CSDL nâng cao, lập trình, phần mềm…
+ Năm thứ tư: khai thác dữ liệu, quản lý chất lượng phần mềm, làm đồ án tốt nghiệp.
Với mỗi chuyên ngành, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu ở một môn học, ngành học nhất định. Trong chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin, ngoài lĩnh hội các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành, sinh viên còn được đào tạo nâng cao các kỹ năng. Đặc biệt là khả năng cập nhật công nghệ thông tin mới, các kỹ năng mềm, nâng cao trình độ tiếng Anh, được rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp. Sinh viên sau khi ra trường có thể hoạt động độc lập và có tinh thần làm việc tập thể cao, kỹ năng tốt, đáp ứng yêu cầu của từng vị trí việc làm.
Các chuyên ngành ngành công nghệ thông tin
Chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin ở mỗi trường khác nhau. Mỗi nơi sẽ tập trung đào tạo về chuyên ngành nhất định. Tại Việt Nam, có các chuyên ngành công nghệ thông tin lớn sau:
+ Công nghệ phần mềm
+ An ninh mạng
+ Mạng máy tính và truyền thông
+ Hệ thống thông tin
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành công nghệ thông tin
Sinh viên sau đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin có rất nhiều cơ hội việc làm trong thực tế. Có thể làm việc tại các công ty chuyên về công nghệ, công ty máy tính, phần mềm, quản lý về công nghệ tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cơ quan an ninh, ngành tài chính, ngân hàng… Với các vị trí công việc như:
+ Chuyên viên IT
+ Lập trình viên ứng dụng điện thoại
+ Lập trình viên website
+ Kỹ sư phần mềm
+ Chuyên viên an ninh hình sự mảng công nghệ
+ Phát triển
Ngoài làm việc full-time thì các IT chuyên nghiệp còn có rất nhiều cơ hội làm việc theo dạng freelancer – làm việc tự do theo ý muốn.
Có thể thấy, ngành đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin chưa bao giờ hết hot. Sức hút của ngành học này đến từ chính nhu cầu của thực tế. Kiến thức trên giảng đường sẽ là tiền đề vững chắc để những bạn trẻ giàu đam mê công nghệ thỏa sức sáng tạo và đột phá trong lĩnh vực này.
Để lĩnh hội kiến thức căn bản một cách hệ thống, bạn cần phải được đào tạo bài bản bởi những cơ sở uy tín. Nhiều bạn học sinh – sinh viên giỏi về công nghệ luôn có xu hướng du học về ngành này. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để du học nước n ngoài.
Trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp tại Việt Nam, Trường đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội là địa chỉ được đánh giá cao. Các bạn trẻ có thể tìm hiểu chuyên ngành học này chi tiết tại Website: https://fbu.edu.vn/.